''

Ngày 13 tháng 01 năm 2025

ĐĂNG NHẬP TÀI KHOẢN

Quên mật khẩu ?Đăng kí tài khoản

 » Tin tức » Tâm lý ở trẻ

Tâm lý ở trẻ

Cập nhật lúc : 08:56 01/04/2013  

Dạy bé trai tối kỵ 5 câu nói

Dạy bé trai không khó, quan trọng là cách bạn 'dụ dỗ' và giúp bé tự tin vào bản thân.


Có một thực tế rằng, bé trai luôn được cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng hơn nên áp lực mà các bé phải chịu cũng luôn cao hơn đôi ba lần so với bé gái. Nhiều cha mẹ than phiền "Thật khó dạy con trai!" nhưng thực ra dạy bé trai không khó, quan trọng là cách bạn 'dụ dỗ' và giúp bé bản lĩnh, tự tin vào bản thân.

Dưới đây là một số câu nói 'giết chết' bản lĩnh nam nhi của bé trai mà cha mẹ cần tuyệt đối tránh:

1. Cố lên, cố lên... cố nữa lên!
Khi con không đạt được thành tích như mong đợi, không ít phụ huynh tỏ thái độ thất vọng, không hài lòng hoặc nói 'Giá như con cố hơn chút nữa'.

Khả năng của con trẻ chỉ có giới hạn nhất định. Nếu bạn quá kỳ vọng, vô tình đã gây áp lực tâm lý khiến trẻ luôn trong trạng thái căng thẳng. Vì vậy, khi con chưa đạt được kết quả như mong muốn, hãy tỏ ra lạc quan và an ủi con bằng thái độ tích cực. Đừng bao giờ nói với con: "Cha/mẹ biết con có thể cố gắng hơn".

2. Đừng có ẻo như con gái thế!
Câu nói này chắc chắn sẽ hằn sâu vào tâm lý, khiến con trai bị tổn thương một cách vô thức. Dù là trai hay gái thì bé cũng phải chịu những áp lực nhất định từ môi trường sống và mọi người xung quanh. Đừng so sánh và nhớ rằng con trai cũng có quyền được khóc!

Thỉnh thoảng, hãy chấp nhận chuyện bé trai khóc nhè hay nhõng nhẽo, cho bé cơ hội 'xả' những bức xúc, dồn nén.

3. Lại thất bại à?
"Con thật vô tích sự! Con chẳng làm được việc gì sao?" - đó là lời trách móc 'gai góc' nhất mà bé trai không bao giờ muốn nghe nhưng một số phụ huynh lại 'hồn nhiên' nói như 'cơm bữa'. Một cách vô thức, lời nói 'có nanh, có vuốt' này sẽ làm giảm sự tự tin vào bản thân của bé trai, khiến chúng luôn run sợ khi bắt tay vào làm việc gì đó.

Có ai thành công mà chưa từng thất bại? Bé trai cần trải nghiệm để rút ra những bài học cho mình. Vì thế, bé cần sự giúp sức của bạn hơn là những lời dè bửu, chê bai. Hãy tạo ra, hãy nghĩ ra những tình huống cho con trai, để bé có thể đạt được thành công dù là nhỏ nhất.

4. Con hư quá, như thế là rất xấu!
Với bé trai, chơi đùa quan trọng hơn. Vì thế, việc chúng xao nhãng, ồn ào và khó tập trung hơn là hoàn toàn dễ hiểu, nhưng đừng nhầm lẫn tính hiếu động với tính hung hãn. Hãy cho bé trai không gian để chạy nhảy và chỉ chúng cách để khơi dậy khả năng tiềm ẩn của mình theo những cách thức hữu hiệu.

5. Con là người giỏi nhất!
Khen ngợi giúp con tự tin hơn nhưng hãy khen sao cho đúng và đủ. Đừng 'con hát mẹ khen hay' và tâng bốc bé trai quá đà. Khi nhận thức sai về khả năng thực của mình, bé sẽ thiếu nỗ lực, cố gắng, nhìn cuộc sống một cách chủ quan.

Trong một cuộc chơi khi con không đạt được giải như mong đợi, bố mẹ nghĩ rằng lỗi là do ban giám khảo không công bằng; trong một kỳ thi khi con mình không đạt điểm cao nhất, bố mẹ nghĩ tại thầy cô không đánh giá đúng chất lượng bài con làm; khi có mâu thuẫn với bạn bè, bố mẹ đổ lỗi tại bạn của con là người xấu; khi con vấp ngã, bố mẹ loay hoay tìm chướng ngại vật mà quên rằng con mình còn non yếu nên không thể đứng vững trước mọi sóng gió của cuộc đời... Những đứa trẻ lớn lên trong sự bảo bọc thiếu khách quan như thế sẽ khó có thể nhận biết mình là ai, mình cần gì, mình sẽ đi đâu, cùng ai, đâu là đích đến.

Kết Với bé trai, việc chơi đùa là quan trọng nhất. Theo nhà giáo dục Nobufumi, không phải việc giáo dục sớm giúp nâng cao khả năng học tập của các bé trai mà chính là việc chơi đùa nhiều trong tự nhiên. Các bé trai phát triển sáng kiến và sự sáng tạo qua những thất bại mà chúng trải qua khi cố gắng biến những ý tưởng táo bạo thành hiện thực. Tất nhiên, những trò game trên máy tính có rất ít tác dụng tốt. Có thể cho các bé trai chơi cờ hoặc chơi bài để khuyến khích chúng sử dụng bộ não.

Theo Eva

Số lượt xem : 290

Chưa có bình luận nào cho bài viết này