KẾ HOẠCH CÔNG ĐOÀN
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN
CĐ NGÀNH GD NAMĐÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐCS TRƯỜNG MN HĐQ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Số QC-CĐMNHĐQ Khe Tre, ngày 24 tháng 9 năm 2016
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRƯỜNG MN HOA ĐỖ QUYÊN
NHIỆM KỲ 2016 – 2021
- Căn cứ Điều lệ công đoàn ViệtNam
- Căn cứ Quy chế của BCH công đoàn ngành giáo dục huyệnNamĐông;
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở;
- Căn cứ vào Nghị Quyết Đại hội Công đoàn cơ sở trường mầm non Hoa Đỗ Quyên nhiệm kỳ 2016 - 2021;
- Nhằm nâng cao hiệu quả họat động của BCH Công đoàn và tạo điều kiện cho các thành viên trong BCH phối hợp hoạt động đồng bộ, phát huy khả năng cao nhất thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2016 - 2021.
BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN
THỐNG NHẤT ĐƯA RA QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Quy chế hoạt động của công đoàn cơ sở trường MN Hoa Đỗ Quyên được áp dụng cho toàn thể CNVC lao động thuộc công đoàn cơ sở trường MN Hoa Đỗ Quyên nhiệm kỳ 2016 – 2021, quy chế được xây dựng trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện.
Điều 2: Quy chế này quy định chế độ làm việc của BCH công đoàn cơ sở trường MN Hoa Đỗ Quyên: Các mối quan hệ phối hợp, hoạt động của UBKT, thanh tra nhân dân, quản lý tài chính của công đoàn.
CHƯƠNG II
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA CÔNG ĐOÀN
Điều 3: BCH công đoàn cơ sở trường MN Hoa Đỗ Quyên có nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện các hoạt động của công đoàn cơ sở theo quy định của Điều lệ công đoàn cấp trên, Nghị quyết đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2016 – 20121, Nghị quyết đại hội công đoàn ngành giáo dục Nam Đông lần thứ VI và nhiệm vụ hàng năm trong đơn vị.
Cụ thể hóa các chủ trương, biện pháp thi hành nghị quyết của BCH công đoàn ngành giáo dục và Nghị quyết của Chi bộ trường MN Hoa Đỗ Quyên.
Thông qua dự toán, quyết toán, thu chi ngân sách tài chính, tài sản của công đoàn.
Điều 4: Trách nhiệm và quyền hạn của cá nhân trong BCH công đoàn
1. Chủ Tịch : Cô Trần Thị Trang.
- Chịu trách nhiệm chung về họat động của Công đoàn trước Chi bộ và Công đoàn cấp trên .
- Phụ trách công tác tổ chức.
- Chủ trì các cuộc họp BCH và toàn thể Công đoàn trường.
- Tham gia ký kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho từng năm học.
- Ký các quyết định, kế hoạch và các văn bản Công đoàn.
- Tham gia vào Hội đồng kỷ luật cán bộ công chức, viên chức trong nhà trường.
- Phụ trách công tác tư tưởng, chính trị Công đoàn.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động chung cho từng năm học.
- Lập hồ sơ thi đua công đoàn.
- Chịu trách nhiệm về chế độ thông tin, báo cáo, kế hoạch công đoàn.
2. Phó chủ tịch: Cô Nguyễn Thị Gấm.
- Thay Chủ tịch điều hành công việc khi Chủ tịch vắng.
- Phụ trách Ban Nữ Công.
- Nắm tâm tư nguyện vọng của Nữ cán bộ công chức, xây dựng kế hoạch và báo cáo hoạt động Nữ Công.
- Theo dõi tình hình thực hiện XHHGD. Kết hợp cùng chủ tịch phụ trách đời sống tranh thủ các lực lượng đoàn thể hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên khi gặp khó khăn.
- Cùng Ban giám hiệu tham mưu giữ gìn môi trường "Xanh- Sạch -Đẹp". Đề xuất Ban giám hiệu cho tiến hành vệ sinh khi cần thiết.
- Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch khám chữa bệnh cho Cán bộ công chức, viên chức.
- Chịu trách nhiệm thực hiện đúng đủ các chế độ, chính sách, qui định của Công đoàn ngành về tiền lương, chế độ cho cán bộ, đoàn viên công đoàn.
- Lập dự toán thu chi và quyết toán thu chi năm, quý đúng mẫu, đúng qui định, đúng thời gian.
- Lập danh sách thu Công đoàn phí đầy đủ, đúng hạn.
- Theo dõi việc nâng lương hàng năm của cán bộ công chức.
- Lưu các chứng từ thu chi để quyết toán.
- Theo dõi việc thực hiện chế độ chính sách đối với Nữ CBCC.
- Theo dõi phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”.
- Động viên nữ CBCC hưởng ứng phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” của trường và phản ánh kịp thời cho BCH có biện pháp hỗ trợ.
- Vận động đoàn viên tham gia các hội thi do công đoàn cấp trên tổ chức: thể thao, nấu ăn, văn nghệ, cắm hoa…
- Phụ trách đời sống, chế độ thăm hỏi, hiếu, hỷ của công đoàn.
- Thu thập thông tin của đoàn viên mới vào công đoàn và gia đình đoàn viên để ghi chép vào sổ đoàn tịch đúng, đủ.
3. UV BCH: Cô Nguyễn Thị Lan
- Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra để BCH xem xét quyết định.
- Xây dựng nội dung, chương trình hoạt động của UBKT và tổ chức thực hiện chương trình đó.
- Chịu trách nhiệm trước BCH về các số liệu kiểm tra. Đề xuất cách giải quyết và quản lý hồ sơ thuộc phạm vi trách nhiệm của UBKT.
- Giúp BCH, tổ chức thực hiện tiếp nhận đoàn viên công đoàn đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị theo sự uỷ quyền của BCH.
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về nội dung hoạt động, báo cáo sơ kết, tổng kết, báo cáo đột xuất, báo cáo kết luận các đợt kiểm tra với BCH Công đoàn cùng cấp và UBKT Công đoàn cấp trên.
- Tham gia vận động, phát động, theo dõi phong trào thi đua của trường.
- Đối chiếu sổ quỹ với kế toán 1quý/lần để tiện việc rà soát lại những sai sót.
- Vận động quỹ hỗ trợ giáo viên gặp khó khăn, tranh thủ các lực lượng xã hội hỗ trợ cho công đoàn.
Điều 5: Nguyên tắc và chế độ làm việc.
BCH công đoàn cơ sở trường MN Hoa Đỗ Quyên làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Những chủ trương hoạt động của công đoàn được thảo luận một cách dân chủ và quyết định theo đa số, các ủy viên BCH phải chịu trách nhiệm trước tập thể BCH cùng cấp và BCH cấp trên.
Điều 6: BCH công đoàn một tháng tổ chức sinh hoạt một lần, tùy theo nội dung công việc của từng kỳ họp, BCH quyết định mời thành phần mở rộng để báo cáo công việc cần giải quyết, quyết định của BCH phải có 1/2 thành viên BCH dự họp tán thành mới có giá trị.
Ngoài ra tùy theo công việc BCH có thể họp bất thường.
CHƯƠNG III
MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP
1. Mối quan hệ phối hợp với nhà trường.
Điều 7: Quan hệ giữa nhà trường và công đoàn là mối quan hệ giữa các thành viên trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng đảm bảo sự phối hợp công tác, tôn trọng lẫn nhau và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhau để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Điều 8:Trong quá trình xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch năm học, các chế độ chính sách có liên quan đến CNVC lao động, hai bên có trách nhiệm bàn bạc, trao đổi, thông báo cho nhau để tổ chức thực hiện.
Công đoàn có trách nhiệm nắm chắc tình hình đời sống, công việc, tâm tư nguyện vọng của CNVC và phản ánh đề xuất những biện pháp để cùng với nhà trường giải quyết.
Điều 9: Về việc tổ chức các phong trào thi đua trong CNVC.
Nhà trường đề ra mục tiêu, nội dung thi đua, tổ chức sơ tổng kết, khen thưởng, phối hợp công đoàn chỉ đạo hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức Hội nghị CNVC hàng năm, xây dựng cơ quan văn hóa bền vững.
Công đoàn chịu trách nhiệm phát động phong trào thi đua, xây dựng kế hoạch biện pháp nhằm phát huy mọi tiềm năng của CNVC thực hiện có hiệu quả các kế hoạch do nhà trường đề ra.
Việc bình xét danh hiệu thi đua, khen thưởng giáo viên phải có sự tham gia đại diện BCH công đoàn.
Điều 10: Về kiểm tra giám sát hoạt động.
Kiểm tra việc thực hiện các chế dộ chính sách, luân chuyển, thuyên chuyển công tác, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, những kiến nghị của CNVC.
Khi có kiến nghị của công đoàn về các kết luận kiểm tra, giám sát kiến nghị của CNVC, nhà trường có trách nhiệm kịp thời xem xét giải quyết theo thẩm quyền đúng theo quy định của pháp luật, các chế độ chính sách liên quan đến CNVC và thông báo kết quả cho công đoàn.
Điều 11: Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho CNVC.
Thực hiện đầy đủ về quyền lợi của CNVC, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ chính sách khác theo đúng quy định.
Công đoàn phối hợp với nhà trường tuyên truyền giáo dục CNVC chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho CNVC.
Giải quyết chế độ dưỡng sức phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho đoàn viên công đoàn.
2. Các mối quan hệ khác:
Điều 12: Công đoàn cơ sở trường MN Hoa Đỗ Quyên đặt dưới sự lãnh chỉ đạo toàn diện của Chi bộ Đảng.
Chi bộ lãnh đạo công đoàn thông qua Nghị quyết và chủ trương.
Công đoàn có trách nhiệm cụ thể hóa các nghị quyết đến mỗi một CNVC công đoàn, có trách nhiệm tham gia xây dựng đảng và phát triển đảng viên.
Điều 13: Công đoàn chỉ đạo, theo dõi tình hình hoạt động của tổ nữ công, tạo điều kiện cho tổ nữ công hoạt động có hiệu quả, chỉ đạo phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” của CNVC, tham gia tổ chức tốt các ngày lễ quốc tế phụ nữ 8/3, ngày phụ nữ việc nam 20/10…
CHƯƠNG IV
HOẠT ĐỘNG CỦA UBKT VÀ THANH TRA NHÂN DÂN
Điều 14: UBKT do đoàn viên công đoàn bầu ra, chịu sự chỉ đạo của BCH công đoàn cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của UBKT công đoàn cấp trên. UBKT có chủ nhiệm UBKT và 2 ủy viên, UBKT thực hiện quyền dân chủ để thảo luận, quyết định công việc thuộc quyền của UBKT.
UBKT có nhiệm vụ và quyền hạn:
1.UBKT công đoàn có nhiệm vụ:
Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ công đoàn.
Kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn.
Giúp BCH giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn.
2. UBKT công đoàn có quyền hạn:
Báo cáo với BCH công đoàn về hoạt động kiểm tra công đoàn và đề xuất các nội dung, chương trình công tác của UBKT trong các kỳ họp của BCH công đoàn.
Báo cáo kết luận kiểm tra và đề xuất các hình thức xử lý với BCH công đoàn cung cấp, nếu những đề xuất đó không được giải quyết có quyền báo cáo với UBKT công đoàn cấp trên.
Điều 15: Ban thanh tra nhân dân:
Ban thanh tra nhân dân do hội nghị CNVC bầu, do ban chấp hành công đoàn trực tiếp chỉ đạo hoạt động, nhiệm kỳ hoạt động theo nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở, ban thanh tra nhân dân gồm một trưởng và hai ban viên.
Tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân thực hiện theo nghị định số 99/NĐ – CP ngày 28/07/2005 nghị định chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thanh tra về tổ chức hoạt động của ban thanh tra nhân dân.
CHƯƠNG V
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG ĐOÀN
1. Xây dựng quỹ công đoàn.
Điều 16: Quỹ công đoàn được hình thành từ các nguồn quỹ sau:
Đoàn phí công đoàn trích nộp 1% theo tổng quỹ lương của đoàn viên.
Kinh phí công đoàn cấp trên chuyển về.
Điều 17: Quỹ công đoàn được chi cho các nội dung sau:
Chi hoạt động phong trào và chi khác
Chi đoàn viên công đoàn tham gia các hội thi cấp huyện 100.000đ, cấp tỉnh 150.000đ
Chi quản lý hành chính và hoạt động công đoàn
Chi trả tiền trách nhiệm cán bộ không chuyên trách theo quyết định của công đoàn ngành
Chi thăm hỏi ốm đau, hiếu hỉ gồm các mức sau:
- Chi thăm hỏi CBCNVC ốm nhập viện tuyến huyện 100.000đ với 2 lần/năm
- Chi thăm chồng, con đau ốm nhập viện tại tuyến huyện 100.000đ với 1 lần/năm
- Chi thăm hỏi CBCNVC ốm nhập viện tại bệnh viện TW Huế 150.000 với 2 lần/năm
- Chi thăm chồng, con đau ốm nhập viên tại TW Huế 150.000đ với 1 lần/năm
- Trường hợp CBCNV phẫu thuật hổ trợ quỹ tình nghĩa 200.000đ
- Chi mua quà cưới 200.000đ/ đoàn viên
- Chi tứ thân phụ mẫu của CBCNVC không may qua đời 200.000đ
- Chi CBCNVC không may qua đời 300.000đ (kèm vòng hoa)
- Chi CBĐV nghỉ hưu 200.000đ
- Chi CBĐV chuyển trường 100.000đ
- Chi hỗ trợ đoàn viên hiến máu nhân đạo 100.000đ
2. Xây dựng quỹ tham quan:
Điều 18: Quỹ tham quan được hình thành do sự tình nguyện của CBCNVC.
- Quỹ tham quan được CBCNVC thống nhất mức nộp 200.000/ người/ tháng sử dụng với mục đích sau:
Để đi tham quan nhân dịp ngày lễ, tết hoặc dịp hè.
Cho đoàn viên mượn (vay) với lãi suất 0,5% tháng để tăng gia sản xuất tăng thêm thu nhập cho gia đình.
3. Xây dựng quỹ khuyến học:
Điều 19: Quỹ khuyến học được hình thành do sự tình nguyện của CBCNVC – LĐ.
Quỹ khuyến học được CBCNVC thống nhất mức nộp 100.000/ người/ năm
Sử dụng với mục đích trao thưởng cho CBGV và các em con của CBCNVC –LĐ đạt thành tích trong học tập. Quỹ phát thưởng vào dịp rằm trung thu.
4. Xây dựng quỹ hội chữ thập đỏ.
Điều 20: Quỹ hội chữ thập đỏ được hình thành do sự tình nguyện của CBCNVC – LĐ và dựa vào Nghị quyết Đại hội Chữ thập đỏ cơ sở Ngành Giáo dục huyện Nam Đông lần thứ hai, nhiệm kỳ 2016 – 2019
Quỹ hội chữ thập đỏ được CNVC – LĐ thống nhất mức nộp 50.000đ/ năm
CNVC – LĐ tham gia hội chữ thập đỏ đóng hội phí 12.000đ/ năm để nộp lên cấp trên
Quỹ hội chữ thập đỏ sử dụng với mục đích chi cứu trợ nhân đạo cho CBCNVC –LĐ tham gia hiến máu nhân đạo 300.000đ, bị tổn thương thiên tai, thảm họa, dịch bệnh (Tùy theo trường hợp nặng, nhẹ nguy hiểm để hổ trợ từ 100.000 – 300.000đ)
Chi giấy bút cho BCH hội chữ thập đỏ, hỗ trợ tiền xăng cho BCH khi tham gia các hoạt động XH nhân đạo.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21: BCH công đoàn, UBKT công đoàn, Ban thanh tra nhân dân, các đoàn viên công đoàn trường MN Hoa Đỗ Quyên có trách nhiệm thực hiện quy chế này.
Điều 22: Giao trách nhiệm cho BCH công đoàn căn cứ quy chế này để tổ chức chỉ đạo thực hiện, tùy theo đặc điểm, tình hình để vận dụng quy chế điều hành hoạt động công đoàn có hiệu quả.
Điều 23: Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ký, việc sữa đổi bổ sung quy chế này do BCH công đoàn trình Hội nghị CNVC hoặc Đại hội công đoàn quyết định.
Nơi nhận: TM.BCH CÔNG ĐOÀN
- BGH nhà trường; CHỦ TỊCH
- Các thành viên BCHCĐ;
- Lưu: CĐ
Trần Thị Trang
Số lượt xem : 1