In trang

Kế hoạch chiến lược giai đoạn 2020-2025

PHÒNG GD&ĐT NAM ĐÔNG                                                                             CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MN HOA ĐỖ QUYÊN                                                                                 Độc lập  – Tự do – Hạnh phúc

       
       

 

        Số: 18/KHCL-HĐQ                                                                                    Khe Tre, ngày 20 tháng 5 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẦM NON HOA ĐỖ QUYÊN

GIAI ĐOẠN 2020– 2025

- Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;

- Căn cứ Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020;

- Căn cứ Văn bản hợp nhất số 04/VBHN- BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non;

- Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ?TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013, Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI, Về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo;

Trường Mầm non Hoa Đỗ Quyên lập kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 như sau:

 

PHẦN I

PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG NHÀ TRƯỜNG

I. BỐI CẢNH

Trường mầm non Hoa Đỗ Quyên được sáp nhập theo Quyết định số 428/2004/QĐ-UB của UBND huyện Nam Đông ngày 30/08/2004. Trong công cuộc đổi mới nền giáo dục Việt Nam, những năm vừa qua Trường Mầm non Hoa Đỗ Quyên đang đi trên chặng đường đầy khó khăn thử thách nhưng cũng có rất nhiều thuận lợi. Những kết quả mà nhà trường đạt được đã chứng minh điều đó. Nhà trường đang từng bước ngày càng trưởng thành và phát triển bền vững, đã và đang sẽ trở thành một ngôi trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của cha mẹ trẻ và nhân dân trên địa bàn.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở cho các quyết sách của hội đồng trường và hoạt động của ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường Mầm non Hoa Đỗ Quyên là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục mầm non. Cùng các trường Mầm non xây dựng ngành giáo dục huyện Nam Đông phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập xu thế chung của thời đại.

1. Sự quan tâm của Lãnh đạo các cấp, ngành Giáo dục, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục.

Lãnh đạo các cấp, Đảng ủy và chính quyền địa phương thị trấn Khe Tre rất quan tâm đến việc thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về công tác giáo dục trên địa bàn, cụ thể đối với trường Mầm non Hoa Đỗ Quyên:

- Quan tâm đầu tư cho trường một diện tích đất rộng lớn với diện tích 3.389 m2, nằm ngay trung tâm nên thuận lợi cho việc phụ huynh đưa đón trẻ hằng ngày.

- Đầu tư cơ sở vật chất khang trang, trường có 12 phòng học có đầy đủ các phòng hiệu bộ và các phòng làm việc khác, dần đầu tư các thiết bị dạy học.

- Được sự quan tâm của Đảng ủy, trường đã thành lập Chi bộ riêng nên thuận lợi cho việc lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát các hoạt động dạy và học trong nhà trường một cách có hiệu quả.

- Quan tâm, chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể phối hợp cùng đơn vị trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục; công tác PCGDTH- XMC, công tác huy động, vận động trẻ ra lớp, chăm sóc và giáo dục trẻ trên địa bàn đạt hiệu quả.

2. Sự quan tâm của cha mẹ trẻ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục

Đời sống của người dân thị trấn Khe Tre những năm gần đây tương đối ổn định. Nhiều phụ huynh học sinh quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ và đã phối hợp rất tốt với nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, cụ thể là:

- Phối hợp tốt với nhà trường và giáo viên các lớp trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

- Quan tâm cho trẻ đúng độ tuổi đến trường, duy trì tỷ lệ chuyên cần của trẻ, huy động trẻ đến trường đạt chỉ tiêu.

- Ban đại diện cha mẹ trẻ thường xuyên sinh hoạt định kỳ, phối hợp với lãnh đạo nhà trường thực hiện việc chăm sóc giáo dục trẻ, tạo điều kiện hỗ trợ cho giáo viên và trẻ tham gia tốt các phong trào trong nhà trường và ngành tổ chức.

Đời sống nhân dân cải thiện rất nhiều, nhưng sự chênh lệch giàu nghèo vẫn còn, một số phụ huynh lao động làm ăn xa, để con cho ông bà chăm sóc, điều này ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ.

II . THỰC TRẠNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Quy mô trường lớp

Năm học 2019 - 2020, toàn trường có 12 nhóm, lớp.

- Trong đó: + Nhà trẻ:   Có 03 nhóm

                    + Mẫu giáo: Có 09 lớp (3-4 tuổi: 03 lớp; 4-5 tuổi: 03 lớp; 5-6 tuổi: 03 lớp).

- Số trẻ: 338 cháu/425 cháu

+ Nhóm trẻ: 77 cháu/188 cháu; Tỷ lệ: 40,96%  (Nhóm từ 13-24 tháng: 22 cháu; từ 25-36 tháng: 55 cháu).

+ Mẫu giáo: 273 cháu/274; Tỷ lệ: 99,64%, (Từ 3-4 tuổi: 91 cháu; Từ 4-5 tuổi: 87 cháu; Từ 5-6 tuổi: 96 cháu đạt 100%).

* Ưu điểm

- Sĩ số trẻ trên lớp tương đối phù hợp. Có 12 nhóm, lớp học trẻ được nuôi ăn bán trú thuận lợi cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

- Công tác huy động trẻ đến trường nhà trẻ đạt 40,96%, mẫu giáo đạt từ 99,64% đã đạt chỉ tiêu đề ra.

* Hạn chế

Số trẻ nhà trẻ đi học không chuyên cần vào mùa mưa gió.

2. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Bảng1- Thống kê tình hình đội ngũ CB, GV, NV năm học 2019-2020

 

Bảng 2 - Thống kê cơ cấu đội ngũ giáo viên năm học 2019-2020

CBQL

Giáo viên - NV

TS

NT

MG

CD, NV khác

03

30

6

18

06

2.1. Chất lượng

2.1.1. Đối với Cán bộ quản lý

Tổng số: 03 (Trong đó Đại học: 03; Trung cấp lý luận chính trị: 03; Đảng viên: 03)

2.1.2. Đối với giáo viên

- Tổng số: 24, nữ 24. Trình độ chuyên môn: Đạt chuẩn: 24/24, tỷ lệ 100%

( ĐH: 17; CĐ: 06; trung cấp; 01); Trên chuẩn: 23/24, tỷ lệ 95,83%.

- Xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Xuất sắc  02/21 (9,52%); Khá          17/21(80,95%); Trung bình 02/21 (9,52%)

- Số cán bộ, giáo viên là đảng viên: 18 tỷ lệ 66,7%.

Bảng 3 – Số giáo viên giỏi các cấp 5 năm gần đây

* Ưu điểm

- Cán bộ quản lý nhiệt tình, có năng lực lãnh đạo tốt, có uy tín với tập thể.

- Tập thể sư phạm là một khối đoàn kết, có ý thức kỷ luật tốt, có tinh thần tự giác.

- Giáo viên nhiệt tình quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ, được phụ huynh tin yêu.

- Nhiều giáo viên có bề dày về kinh nghiệm giảng dạy. Có một số giáo viên trẻ nhiệt huyết và năng lực sư phạm tốt. Có giáo viên dạy giỏi đạt thành tích cao.

* Hạn chế

- Một số giáo viên nuôi con mọn, tập thể chủ yếu là nữ nên có lúc khó khăn trong việc thực hiện một số công việc nặng nhọc.

- Giáo viên Hợp đồng nhiều.

3. Chất lượng giáo dục toàn diện

Bảng 4 - Thống kê đánh giá lĩnh vực phát triển trẻ 5 năm gần đây

* Ưu điểm: Trẻ được chăm sóc khỏe mạnh, nhanh nhẹn, tỉ lệ phát triển các lĩnh vực đạt.

4. Cơ sở vật chất

Bảng 5 - Thống kê tình hình cơ sở vật chất năm học 2020-2021* Ưu điểm

- Cơ sở vật chất trường xây mới khang trang, đảm bảo nhu cầu dạy và học.

- Khuôn viên trường xanh – sạch – đẹp, thoáng mát.

- Trong lớp có các tủ đồ dùng dạy học, mỗi phòng học có một một ti vi kết nối Internet hoạt động liên tục, đồ dùng đồ chơi tạm đầy đủ theo thông tư 02.

- Diện tích đảm bảo, bình quân 2,26m2/trẻ. Trường có đầy đủ phòng học, Phòng GDAN, phòng vi tính, Hội trường, văn phòng, nhà vệ sinh…, đảm bảo nhu cầu học và chơi.

* Hạn chế

- Đồ dung đồ chơi vẫn còn thiếu theo quy định

- Nhà trường chưa có phòng ngủ riêng, chưa có nhà xe, mái vòm, tường rào hoàn chỉnh.

III. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, THỜI CƠ, THÁCH THỨC.

I. Tình hình nhà trường

1. Môi trường bên trong

1.1 Điểm mạnh

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường: Có 33 trong đó: BGH: 3; GV: 24; nhân viên: 06 (01 kế toán, 01 bảo vệ, 01 y tế và 03 cấp dưỡng).

- Trình độ chuyên môn CBGVNV: 100% đạt chuẩn, trong đó có 96,29% trên chuẩn (20 đ/c đại học, 07 đ/c cao đẳng, 03 đ/c trung cấp, 03 sơ cấp Cấp dưỡng). Công tác tổ chức quản lý của BGH: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát với thực tế.

- Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Ý thức tự học cao.

- Cơ sở vật chất đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học.

- Thành tích chính quyền: Trong những năm qua, nhà trường được Sở GD&ĐT chứng nhận xếp loại xuất sắc trong phong trào  “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”; “Tập thể lao động xuất sắc”; “Cờ thi đua”…

1.2. Điểm hạn chế.

- Đội ngũ giáo viên, nhân viên: Một số giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu chăm sóc giáo dục các cháu, một số giáo viên năng lực chuyên môn hạn chế ở từng lĩnh vực, chưa tự nghiên cứu để học hỏi thêm về chuyên môn, chưa có nhiều kinh nghiệm trong xử lý các tình huống sư phạm, chưa sáng tạo. Một số giáo viên cao tuổi việc ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm.

- Nhân viên cấp dưỡng hợp đồng lương thu từ phụ huynh, giáo viên, nhân viên cấp dưỡng 2 tháng hè không có lương.

- Cơ sở vật chất: Trang thiết bị đồ dùng - đồ chơi tối thiểu còn thiếu theo qui định.

- Một số ít phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của trẻ, chưa phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

2. Môi trường bên ngoài

2.1. Thời cơ

- Trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền địa phương, sự đồng thuận của tập tể cán bộ giáo viên, nhân viên, sự tín nhiệm của phụ huynh học sinh. Đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt trình độ chuẩn 100%, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sự phạm khá.

2.2. Thách thức

- Các cuộc cách mạng công nghệ 3.0; 4.0; 5.0 đã làm thay đổi thế giới, các nước phát triển đang hướng tới xây dựng “xã hội thông minh” nhờ sức mạnh trí tuệ nhân tạo. Đòi hỏi ngành giáo dục phải áp dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu làm chủ khoa học công nghệ. Từ đó mà đặt ra vấn đề yêu cầu về trình độ năng lực của giáo viên ngày càng cao để áp dụng những phương pháp chăm sóc giáo dục mới, phương tiện dạy học hiện đại để trẻ được phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, kỹ năng sống đầy đủ nhất và kịp thời nhất.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Xã hội ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ không chỉ phụ thuộc nhà trường mà là trách nhiệm giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

3. Xác định vấn đề ưu tiên

- Xây dựng cơ sở vật chất: Lắp điều hòa nhiệt độ cho 100% các phòng học và phòng chức năng, ốp tường phòng học tiện cho việc trang trí lớp, làm mái vòm, quy hoạch hệ thống cây xanh, cây cảnh…

- Áp dụng công nghệ thông tin trong quản lí và điều hành để xây dựng nhà trường trở thành cơ sở giáo dục “thông minh”.

- Tham mưu tuyển dụng đủ số lượng, đủ cơ cấu giáo viên, đảm bảo chất lượng. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, tăng cường bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có đủ khả năng thực hiện đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý và chăm sóc; đánh giá trẻ theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi trẻ.

- Chú trọng xây dựng thương hiệu của từng giáo viên, của nhà trường; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh về chất lượng giáo dục để phát triển nhà trường.

PHẦN II

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020-2025

I. TỔNG QUAN

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, trường Mầm non Hoa Đỗ Quyên là một ngôi trường xếp loại khá, tốt trong huyện qua những năm 2015 trở về trước, nay đã dần từng bước vươn lên khẳng định là một trong những trường đứng tốp đầu của huyện Nam Đông. Nhà trường đang từng bước ổn định, phát triển bền vững và ngày càng trưởng thành, xây dựng nhà trường có chất lượng giáo dục tốt, một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh và học sinh trong Thị Trấn nói riêng và toàn huyện Nam Đông nói chung.

Kế hoạch phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường, hoạt động của lãnh đạo trường cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên và trẻ em nhà trường. Là căn cứ tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Đảng ủy, HĐND, UBND Thị trấn Khe Tre có hoạch định phát triển nhà trường. Đồng thời là kim chỉ nam trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch năm học hàng năm.

Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường Mầm non Hoa Đỗ Quyên là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị Quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục mầm non, thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Trường Mầm non Hoa Đỗ Quyên cùng các trường Mầm non trong toàn huyện, xây dựng ngành giáo dục của huyện Nam Đông nói chung, địa phương Thị trấn Khe Tre nói riêng phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của huyện, tỉnh và của đất nước.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Quy mô số lớp, số trẻ

Bảng 6 - Dự kiến số lớp, số trẻ giai đoạn 2020-2025

Xây dựng nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng mọi điều kiện dạy và học trong giai đoạn mới. Nhà trường có môi trường giáo dục đáng tin cậy, có chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất; Giáo viên luôn tự tin, năng động và luôn có khát vọng vươn lên. Phấn đấu giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia mức độ I, tiếp tục xây dựng mức độ II, trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn, duy trì kiểm định chất lượng cấp độ 1, tiến tới đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3.

3. Sứ mệnh

Tạo dựng một môi trường học tập thân thiện, có kỷ cương, tình thương trách nhiệm, có chất lượng chăm sóc giáo dục cao để trẻ em được phát triển toàn diện.

III. CÁC NHÓM PHÁT TRIỂN TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2020 – 2025

1. Nhóm phát triển hoạt động giáo dục

1.1. Chất lượng chăm sóc giáo dục

1.1.1. Mục tiêu

Tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo thông tư số 01/VBHN-BGGĐ của Bộ giáo dục đào tạo ngày 24 tháng 01 năm 2017, Thông tư ban hành Chương trình GDMN,  giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.

1.1.2.Giải pháp

- Đảm bảo tối đa về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ. Sắp xếp và bố trí đủ số lượng giáo viên, đảm bảo cơ cấu giáo viên trên lớp.

- Đảm bảo đủ phòng học cho trẻ, phòng kismat, phòng chức năng và các công trình phụ trợ. Trang cấp đầy đủ đồ dùng, đồ chơi thiết bị dạy học theo thông tư 02.

- Trang trí lớp học theo độ mở, tiếp tục thực hiện đúng chuyên đề “Lấy trẻ làm trung tâm” .

- Tiếp tục tích hợp giáo dục kĩ năng sống, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ...

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ đánh giá trẻ theo thông tư 28/2016/TT-BGDĐT, ngày 30/12/2016.

- Thường xuyên kiểm tra các hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Đẩy mạnh hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ chức thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ, giáo viên trong trường.

- Đổi mới quản lí cách chăm sóc giáo dục trẻ. Từ đó mà thôi thúc giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng, chủ động tìm tòi, áp dụng các phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ hiện đại vào bài giảng của mình để nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển tối đa những phẩm chất và năng lực ở từng trẻ.

- Chú trọng tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm, cho trẻ giữ gìn vệ sinh trong ngoài lớp cùng cô, chăm sóc cây và hoa, thăm nghĩa trang liệt sĩ, đi trải nghiệm để tìm hiểu về di tích lịch sử địa phương…

- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí cán bộ giáo viên hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng CBGV phù hợp với yêu cầu.

- Tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ.

+ Đối với trẻ: Huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt từ 40% trở lên, trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 100%, trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, tổ chức tốt công tác nuôi ăn bán trú.

+ Đối với giáo viên: thực hiện các chỉ tiêu về chuyên đề, dạy tốt, thao giảng, dự giờ, phong trào thi giáo viên dạy giỏi các cấp, phong trào thi đua ...

- Thực hiện chương trình, kế hoạch giáo dục

- Thực hiện đổi mới phương pháp chăm sóc trẻ

- Thực hiện mục tiêu Phổ cập giáo dục xóa mù, Phổ cập giáo dục mầm non đúng độ tuổi.

- Bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên kiến thức và kỹ năng tuyên truyền với các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng về công tác giáo dục trẻ.

2. Nhóm phát triển đội ngũ

2.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức

- Xây dựng đội ngũ CB-GV-NV đủ về số lượng, có tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, có phong cách sư phạm mẫu mực, tận tụy yêu nghề mến trẻ, đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của trường. Cụ thể:

- Đối với Cán bộ quản lý: 100% trình độ Đại học; có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học. Đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hằng năm đều được xếp loại Xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

- Đối với Giáo viên: 100% trình độ đào tạo chuẩn, 100% giáo viên có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, 100% giáo viên có chứng chỉ Ngoại ngữ; 100% giáo viên đều được đánh giá chuẩn nghề nghiệp, 14,28% giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi huyện; 100% giáo viên được xếp loại khá, giỏi về bồi dưỡng thường xuyên.

2.2. Nhu cầu về đội ngũ cán bộ, công chức

Bảng 7 - Nhu cầu đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên từ 2020 đến 2025

 2.3. Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường về vai trò, vị trí và sự cần thiết phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm đối với sự nghiệp phát triển nhà trường.

- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên bằng nhiều biện pháp: Tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn, dự các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hè, dự thao giảng, dự giờ đồng nghiệp, tổ chức và tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, đăng ký tiết dạy tốt, học tốt…

- Đi sâu bồi dưỡng giáo viên mới ra trường, phấn đấu 100% giáo viên đạt chuyên môn loại tốt, hạn chế giáo viên đạt loại khá và không có giáo viên đạt yêu cầu.

- Đổi mới quản lí, đồng bộ tất cả các phần mềm quản lí hiện có, tham khảo để áp dụng một phần mềm quản lí nhà trường chung cho tất cả các mặt hoạt động để tiến tới rút ngắn hồ sơ giáo viên. Xây dựng website của trường và duy trì hoạt động thường xuyên.

- Tạo môi trường làm việc vui vẻ, thoải mái, đoàn kết và văn minh để tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên được phát huy hết năng lực, sở trường trong công việc của mình để nâng cao hiệu suất lao động, góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển.

- Đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có chất lượng cao, bảo đảm đủ các chuẩn về chính trị và chuyên môn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xây dựng môi trường sư phạm ở trường học trước hết là xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên, khung cảnh nhà trường và nề nếp học tập, sinh hoạt. Mỗi cô giáo không chỉ chăm sóc trẻ bằng những hiểu biết của mình mà còn chăm sóc trẻ bằng cả cuộc đời mình. Vì thế Hiệu trưởng cần xây dựng tập thể giáo viên thành tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo cho trẻ và phụ huynh noi theo.

- Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên bằng nhiều hình thức: Dự giờ, hội giảng, thi giáo viên giỏi, chuyên đề, trao đổi học tập kinh nghiệm… Phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt có phần thưởng khích lệ và góp ý rút kinh nghiệm để giáo viên khắc phục những tồn tại và phát huy thành tích đạt được. Thường xuyên bồi dưỡng lực lượng cán bộ kế cận và lực lượng cốt cán của nhà trường thông qua thực tiễn công tác và tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do cấp trên tổ chức.

- Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, công bằng trong phê bình, thi đua khen thưởng theo kế hoạch, giải quyết những vướng mắc trong nội bộ CBGVNV trên cơ sở bình đẳng. Giải quyết kịp thời và đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên yên tâm công tác. Tạo bầu không khí làm việc đồng thuận, phát huy vai trò gương mẫu trong lãnh đạo, tạo khối đoàn kết nhất trí cùng nhau hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ đề ra.

- Phát huy vai trò cá nhân, luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công việc. Từng bước hoàn thiện bản thân đáp ứng yêu cầu thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

3. Nhóm phát triển cơ sở vật chất

3.1. Mục tiêu phát triển cơ sở vật chất

- Xây dựng trường đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Ứng dụng công nghệ thông tin trong chăm sóc, công tác quản lý nhà trường.

- Tham mưu để đầu tư xây dựng tường rào, làm mái vòm, nhà xe, ngăn phòng GDTC, làm sân khấu hội trường…, để tổ chức các hoạt động giáo dục hiệu quả.

3.2. Nhu cầu về cơ sở vật chất

Bảng 8- Nhu cầu về đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2020 đến 2025

 

Hạng mục đầu tư

Đơn vị tính

Số lượng

Diện tích (m2)

Thành tiền

 - Làm khung ngoại, cửa dãy 06 phòng học

Bộ

55

173

200

 - Tường rào

Cái

01

185

370

 - Nhà xe

Cái

01

50

60

 - Ngăn phòng GDTC

Cái

01

35

35

 - Làm sân khấu phòng Hội trường

Cái

01

20

55

 - Mái vòm

Cái

01

908

550

Tổng cộng

1.270

 

Bảng 9 - Nhu cầu về mua sắm trang thiết bị chăm sóc giáo dục trẻ giai đoạn 2020 đến 2025.

Đơn vị: triệu đồng

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Thiết bị đồ dùng theo thông tư 02

Bộ

09

 

500

- Lớp MG 3-4 tuổi

Bộ

02

160

320

- Lớp MG 4-5 tuổi

Bộ

02

170

340

- Lớp MG 5-6 tuổi

Bộ

02

180

360

- Nhóm trẻ 12-18 tháng

Bộ

01

150

150

- Nhóm trẻ 18-24 tháng

Bộ

01

150

150

- Nhóm trẻ 24-36 tháng

Bộ

01

150

150

Thiết bị dùng chung

 

63

 

1.943

- Máy tính

Bộ

18

11

198

- Ti vi

Cái

07

20

140

- Máy chiếu

Bộ

01

45

45

- Thiết bị âm thanh

Bộ

01

190

190

- Thiết bị phòng giáo dục nghệ thuật

Bộ

01

400

400

- Bình nước nóng

Cái

05

50

50

- Tủ lạnh

Cái

01

15

15

- Đồ chơi ngoài trời

Cái

12

50

600

- Tủ gỗ chuyên môn

Cái

05

25

125

- Tủ gỗ cá nhân trẻ

Cái

12

15

180

Tổng cộng

3.413

 

Bảng 10- Dự kiến lộ trình về đầu tư cơ sở vật chất giai đoạn 2020 đến 2022

3.3. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất

- Tiếp tục tham mưu để bổ sung, chuẩn hóa trang thiết bị đồ dùng đồ chơi từ nguồn kinh phí giao quyền tự chủ theo quy định và yêu cầu trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Huy động các nguồn lực xã hội thực hiện xã hội hóa việc đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị phục vụ nuôi và dạy.

- Giữ gìn và bảo quản cơ sở vật chất hiện có, thường xuyên tu bổ, vệ sinh trường lớp, làm đẹp cảnh quan nhà trường.

- Quy hoạch môi trường bên trong và bên ngoài, quy hoạch lại cây xanh, hoa cảnh tạo môi trường xanh- sạch- đẹp thể hiện môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực.

4. Nhóm phát triển nguồn lực tài chính

4.1. Kế hoạch và biện pháp tăng nguồn lực tài chính

- Huy động nguồn tài chính từ tất cả các nguồn: ngân sách nhà nước và địa phương, vận động nhân dân và cha mẹ trẻ.

- Tranh thủ sự đầu tư, ủng hộ của các doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội.

4.2. Giải pháp thực hiện

- Thực hiện đúng theo nguyên tắc tài chính, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện thu chi các nguồn; công khai tài chính đúng quy định.

- Tuyên truyền, vận động phụ huynh thường xuyên phối hợp hỗ trợ nhà trường trong mọi hoạt động. Bàn bạc thống nhất và theo dõi thu chi các khoản thu hộ của Ban đại diện cha mẹ trẻ.

- Huy động các nguồn lực xã hội khác như: Doanh nghiệp tư nhân, các mạnh thường quân…, hỗ trợ thêm kinh phí để hỗ trợ trẻ em hộ nghèo, trẻ em khó khăn.

5. Phát triển và quảng bá thương hiệu

Thực hiện tốt Websise nhà trường, cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục thông qua các hội nghị, hội thảo, các ngày hội, ngày lễ ...

Khuyến khích giáo viên tích cực tham gia vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và của ngành.

Xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường. Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên viên chức.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường.

Làm tốt công tác tự đánh giá của nhà trường, thực hiện đầy đủ theo quy trình và tự đánh giá đúng 5 tiêu chuẩn, 25 tiêu chí, 75 chỉ báo theo Thông tư số: 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.

- Việc tự đánh giá chất lượng trường học thể hiện tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

[

PHẦN III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức thực hiện

1.1. Phổ biến kế hoạch

- Kế hoạch phát triển giáo dục trường Mầm non Hoa Đỗ Quyên giai đoạn 2020 - 2025 được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan cấp trên, Đảng, chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường.

- Niêm yết công khai Kế hoạch chiến lược tại Văn phòng.

1.2. Xây dựng lộ trình

* Giai đoạn 2020-2023

- Triển khai Kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên, viên chức. Báo cáo lên cơ quan cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

- Hoàn thành cơ bản xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ, tiếp tục tham mưu đầu tư xây dựng nhà xe, mái vòm, tường rào, ngăn phòng giáo dục thể chất, sân khấu phòng Hội trường và bổ sung các trang thiết bị.

- Thực hiện kiểm định chất lượng cấp độ 1.

- Duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.

* Giai đoạn 2023-2025

- Xây dựng Kế hoạch thực hiện chi tiết các nội dung đề ra theo từng năm học.

- Thực hiện kiểm định chất lượng cấp độ 3.

- Giữ vững các tiêu chí của chuẩn Quốc gia mức độ I và xây dựng CQG mức độ II năm 2024.

1.3. Phân công trách nhiệm từng bộ phận, cá nhân

- Hiệu trưởng

Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, viên chức nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:

+ Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch phát triển chung cho toàn trường.

+ Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hằng năm của toàn trường và thực hiện Kế hoạch phát triển theo từng giai đoạn.

- Phó Hiệu trưởng

Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.

- Tổ trưởng chuyên môn

+ Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác của tổ.

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên, tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

+ Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) của tổ, trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian và các nguồn lực thực hiện.

- Giáo viên, nhân viên

Căn cứ kế hoạch của tổ để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch đúng thời gian quy định, thông tin kịp thời những vướng mắc nhằm để bàn bạc, có các giải pháp để thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường.

- Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường

+ Hằng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong Kế hoạch phát triển nhà trường.

+ Tuyên truyền, vận động các thành viên của đoàn thể, tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường để điều chỉnh, bổ sung các giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tốt Kế hoạch phát triển nhà trường.

- Ban đại diện cha mẹ trẻ

+ Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, nhân lực, vật lực, cùng với nhà trường tuyên truyền, vận động các bậc phụ huynh, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm góp phần thực hiện mục tiêu của Kế hoạch phát triển nhà trường.

+ Tăng cường giáo dục gia đình, vận động phụ huynh học sinh quan tâm phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường và các lực lượng giáo dục khác trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

PHẦN IV

KIẾN NGHỊ

 

1. Đối với UBND huyện

- Quan tâm đầu tư các nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trường Mầm non Hoa Đỗ Quyên theo lộ trình đề ra, để đat chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng vào năm 2024.

2. Đối với Đảng ủy, HĐND, UBND Thị trấn Khe Tre

- Quan tâm chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương để giúp cho toàn xã hội xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thống nhất, phụ huynh học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc chăm sóc giáo dục trẻ.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương, hội đồng giáo dục quan tâm giúp đỡ nhà trường bảo vệ an ninh trật tự, tuyên truyền công tác giáo dục qua hệ thống thông tin đại chúng.

3. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Thường xuyên quan tâm theo dõi chỉ đạo, hỗ trợ nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo mục tiêu đã đề ra.

- Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng Chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt Hội đồng chuyên môn bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBQL và giáo viên.

- Quan tâm quy hoạch, đào tạo, phê duyệt, tuyển dụng đội ngũ đảm bảo đủ cơ cấu và số lượng giáo viên cho nhà trường.

Trên đây là Kế hoạch phát triển trường Mầm non Hoa Đỗ Quyên giai đoạn 2020-2025 đã được thông qua Chi bộ Đảng, Hội đồng trường và tập thể Hội đồng sư phạm. Các bộ phận, cá nhân thực hiện tốt kế hoạch này./.

 Nơi nhận:                                                                      HIỆU TRƯỞNG

 - Phòng GD-ĐT;

 - PHT,BCHCĐ;

 - Các tổ;

 - Lưu VT.